đồng hồ tốt - đồng hồ nữ đẹp - Shop dong ho - Đồng hồ nam giá rẻ tphcm - đào tạo seo

Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2015

Làm sao để không gặp rắc rối khi mang giày cao gót

Giay nu - Sau đây là “tuyển tập” những phương pháp giúp phe con gái vừa thể hiện được sự nữ tính vừa đảm bảo sức khoẻ cho đôi chân khi mang giày cao gót này.
1. Có độ cao vừa phải
Hầu hết những rắc rối mà XX gặp phải đều đến từ những đôi giày cao lêu nghêu (từ 7cm trở lên). Vậy thì chỉ cần chúng mình “hạ” bớt chiều cao của những đôi mẫu giày cao gót là có thể hạn chế được phần nào những rắc rối đó rùi, phải hem?

Ngay bây giờ, nếu bạn không muốn gặp phải những rắc rối do giày cao gót mang lại thì hãy cất vào đáy tủ những đôi giày “cà kheo” đi nhé!
2. Không nên mang giày cao gót quá thường xuyên

Việc mang một đôi giày cao gót cao lêu nghêu 24/7 là điều không tưởng, bạn ạ. Thật đấy, bởi những đôi giày quá cao có sức “công phá” lớn hơn chúng mình nghĩ rất nhiều. Chỉ cần mang giày cao gót suốt một ngày thôi là bàn chân, ngón chân, bắp chân và đầu gối đã “biểu tình” ghê lắm rùi.

Vì thế, XX không nên mang giày cao gót quá thường xuyên. Trong trường hợp đặc biệt, nếu buộc phải đi giày cao gót cả ngày thì bạn nhất thiết phải để cho đôi chân được nghỉ ngơi, chứ không được bó buộc chúng trong giày cả ngày đâu đấy.. 
3. Bước đi ngắn và chậm rãi

Mang một đôi giày cao ngất mà lại sải bước rộng và đi như… chạy thì nguy cơ “vồ ếch” của bạn là rất cao. Ngoài ra, việc đi nhanh và sải rộng như vậy còn khiến các cơ chân phải hoạt động dồn dập, rất dễ dẫn đến tình trạng co cơ, chuột rút,…

Hơn nữa, bạn cứ đi thoăn thoắt như thế thì làm gì có ai kịp để ý đến vẻ đẹp mà đôi giày cao gót mang lại nữa, phải hem? Vì thế, hãy bước thật ngắn và chậm rãi thui!
4. Lựa chọn giày phù hợp

Hãy chọn những đôi giày mà bạn cảm thấy thoải mái nhất khi bước đi. Đừng cố gắng ép đôi chân của mình vào một đôi giày quá nhỏ hoặc quá to cho dù đôi gày đó có đẹp mê ly đi chăng nữa.

Một đôi giày vừa vặn, êm chân không những mang lại nét thanh lịch cho bạn mà còn thuận lợi cho việc đi lại nữa!
Ngoài ra, bạn cũng không nên tham “rẻ” mà “rinh” về những đôi giày kém chất lượng. Thông thường, việc sử dụng một số chất liệu có thể giúp bạn mua được một đôi giày có giá giày thấp hơn nhiều so với đôi tương tự nhưng chất liệu tốt. Nhưng đôi giày chất lượng tốt thì rất hiếm khi “tặng kèm” cho bạn rắc rối như nhức chân; phồng rộp, chai chân, biến dạng chân…
5. Đừng quên massage đôi chân

Sau một ngày mang giày cao gót, bạn nhất thiết phải chăm sóc đôi chân của mình vào buổi tối bằng cách mát xa, xoa bóp chân hoặc ngâm chân trong nước ấm.

Việc làm này sẽ kích thích sự lưu thông máu sau một ngày dài đôi chân bị “chèn ép” trong đôi giày cao ngất ngưởng.
6. “Đa dạng hoá” độ cao thấp của gót giày dép

Như chúng tớ đã nói ở trên, việc mang giày cao gót 24/7 là vô cùng hại. Chính vì thế, tủ giày của bạn không thể chỉ có những đôi giày cao ngất ngưởng được. Hãy trang bị cho mình những đôi giày búp bê, giày thể thao, giấy đế bằng,… để có thể đi lại thoải mái khi đến trường hay đi chơi với bạn bè.

Và ngay cả những đôi giày cao gót cũng nên có độ cao thấp khác nhau để bạn có thể có nhiều lựa chọn hơn í mà. Hãy nhớ kĩ này, bạn chỉ nên “huy động” giày cao gót trong những dịp đặc biệt hay mặc áo dài thui.

Thêm "bí quyết" cho người ngoại cỡ

Giay giay re - Không phải tự nhiên mà một đôi giày hàng bình dân lại có vẻ đắt tiền, cao cấp và ngược lại.
1. Phần đế platform quá dầy và cao
Từ những đôi giày được làm từ chất liệu cao cấp như Louboutin hay ... , với những hãng giày tầm trung cấp và bình dân thì bạn nên cẩn trọng với những kiểu platform (đế trước dày và to) bởi nếu không tinh tế, trông chúng sẽ dễ gây cảm giác rẻ tiền.
Thực tế, giày không có phần đế platform trông sẽ sang trọng, nhẹ nhàng, trang nhã hơn.  Giày platform nếu thiết kế không khéo thì sẽ trông rất thô kệch và kém thoải mái.
Nếu bạn có chiều cao khiêm tốn và vẫn muốn dùng giày platform để ăn gian được nhiều chiều cao mà không bị dốc chân, bạn hãy chọn lại giày có phần độn platform thuôn nhỏ hoặc giày có phần platform không quá dầy.

Giày có phần platform quá dầy không mảnh mai, "đài các"
2. Chúng không vừa vặn
Những đôi giày trông rộng thùng thình so với chân là những cơn ác mộng. Chúng không chỉ ảnh hưởng tới các bạn đi mà còn gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
Các chuyên gia thời trang khuyên bạn rằng bất kể đôi giày đẹp tới mức nào nhưng nếu chúng không vừa chân thì đừng mua. Giày rộng sẽ vẽ nên câu chuyện về một cô gái săn hàng giảm giá nhưng hết size. Đi một đôi giày rộng đồng nghĩa với việc bạn đang làm giảm giá trị của chúng.

Giày thùng thình là cơn ác mộng với các cô nàng lắm tiền
3. Quá diêm dúa
Đồ trang trí trông rất bắt mắt nhưng cũng dễ tạo cảm giác rườm rà, kém sang trọng nếu không được sử dụng đúng cách.
Các chi tiết trên giày cũng vậy, không phải càng đặc sắc thì lại càng hiệu quả. Mọi thứ đều phải tuân thủ sự hài hòa, biết tiết chế và tính toán hợp lý. Một đôi giày của hãng bình dân thường ít được đầu tư vào khâu thiết kế, không sử dụng chất liệu cao cấp, bởi thế càng lòe loẹt thì trông lại càng tố cáo sự “rẻ tiền” của nó.

Giày có quá nhiều chi tiết trông không "đắt tiền"

Với những họa tiết phức tạp như da động vật, sử dụng một, hai loại họa tiết trên cùng một mẫu giày thì có vẻ tinh tế hơn
4. Đế giày lỏng lẻo
Một đôi giày cao gót “xịn” phải là một đôi giày biết cách nâng đỡ từng bước đi của bạn chắc chắn và an toàn nhất. Một đặc điểm tố cáo giày “giá bèo” đó là phần đế không chắc chắn, không giúp người đi bước hiên ngang, vững chãi, khiến chủ nhân chao đảo như đi cà kheo.

Phần đế lỏng lẻo rất khó coi
5. Khóa, nút kim loại xỉn màu
Giày đắt tiền thường có khóa, nút đính kim loại chất lượng cao, khó bị oxi hóa, xỉn màu. Các chi tiết “kém sáng lóa” sẽ khiến đôi giày của bạn trông cũ kỹ và kém sang trọng. Bởi vậy, khi chọn đồ bình dân, nếu muốn trông chúng đắt tiền hơn giá trị thực thì đừng nên tham mua các kiểu giày trang trí nhiều chi tiết kim loại.

Nếu mua đồ bình dân, nên tránh mua những thứ cài, đính nhiều khóa, nút làm từ kim loại. Chúng thậm chí còn dễ bị phai màu
6. Mòn, bám đầy bụi bẩn
Một đôi giày trông sẽ thật rẻ tiền nếu như đế giày bị mòn, thân giày dính đầy lông lá, bụi bẩn. Tệ hơn nữa là đôi giày của bạn bị ngấm nước, lớp keo dán giữa giày và đế bị rã, khiến nó bị “há mõm”.Với trường hợp giày há mõm, bạn nên khắc phục bằng cách dán, hoặc ra hàng dày để họ khâu lại cho chắc chắn.
Giày được làm từ chất liệu da lộn rất hay bị bám bụi bẩn. Bạn cần làm sạch chúng thường xuyên bằng dụng cụ lăn chuyên dụng, băng dính, bàn chải.

Giày mòn vẹt bám bụi bẩn trông rất rẻ tiền
7. Đồ giả da
Đồ giả da không những kém bền mà trông còn kém “xịn”. Đồ giả da rất hay bị nổ, bề mặt cũng không mềm mịn, tinh tế như đồ da thật.
Nếu không có tiền mua giày da thật thì bạn có thể để ý tới các đôi giày làm từ chất liệu da lộn. Nhiều đôi giày da lộn nhưng trông vẫn khá cao cấp.

Đồ giả da (bên trái) nhanh xuống mã hơn đồ da lộn (bên phải)
8. Chúng quá bóng
Chất liệu bóng bẩy mà rẻ tiền thường không sang. Hơn nữa chất liệu không được phủ bóng công nghệ cao sẽ bị bay dần độ bóng đi theo thời gian, khiến bề mặt giày dép ngả sang vẻ xỉn xỉn.
Giày da lộn lại tiếp tục là sự thay thế hợp lý cho những đôi giày quá bóng nếu như bạn chỉ có một khoản tiền khiêm tốn để chi cho giày dép. 

Giày da bóng (trái) cũng rất dễ mất độ bóng khi sử dụng
Theo megafun.vn
Thép tấm - Thép ống